BÁN MÀ NHƯ KHÔNG BÁN – KHÁCH HÀNG MUA BẠN, KHÔNG PHẢI MUA SẢN PHẨM?
Tôi bước vào một bàn nhậu toàn các anh thanh niên chè chén gần như cơm no rượu say. Biết chắc thanh niên thì nhậu no nê rồi thì làm gì có khả năng ra đơn cao tôi quyết tâm sưu tập sự từ chối từ các anh này. Vào bắt chuyện và mời thì y như rằng những cái lắc đầu đến với tôi lần lượt từng người một, nhưng sau một câu nói lật ngược tình thế tôi đã bán được gói bánh ngoài mong đợi. Cảm xúc khách hàng mới là quan trọng, khách hàng hoàn toàn không thích sản phẩm của tôi, hoàn toàn chưa biết về tôi nhưng cách tôi bán mà không bán đã chiếm được cảm tình và bán được cả hàng nữa.
Tôi cũng từng nghĩ như bao người nếu như thật sự tôi chưa dấn thân vào và phía sau khe tường hẹp ấy là rất nhiều bài học giá trị mà không giảng đường nào dạy cho tôi biết được. Một khách hàng của tôi người đang kinh doanh trên lĩnh vực bất động sản, ô tô và những sản phẩm cao cấp cho tầng lớp trên của xã hội chia sẻ với tôi rằng. “Tiền không hề khó kiếm, nó rất nhiều sau khe tường hẹp, việc của mình không phải là chui qua khe tường đó mà là làm sao để khách hàng đưa tiền qua khe hẹp đó cho mình. Chỉ cần biết một ngách nhỏ và đào sâu cũng đã có thể gọi là giàu rồi.”
BÁN HÀNG BẰNG CÁI TÂM VÀ ĐẠO ĐỨC.
Anh dặn dò tôi rằng “Em là đứa cầu tiến, anh tin em sẽ thành công. Tiền thì dễ kiếm thật, những con người như Bầu Kiên – ACB, Trần Công Danh – VNCB, hay Hà Văn Thắm giàu thật, nhưng giàu để làm gì sau song sắt? Thà chỉ làm ngày kiếm vài trăm sống để làm cánh chim tự do, muốn ăn gì thì ăn, muốn gặp ai thì gặp chứ không phải là làm giàu bất chấp rồi một ngày ‘Ăn cơm nhà nước – ở nhà công’. Công việc bán hàng nào cũng thế, phải xuất phát từ cái tâm, cái đạo đức thì mới nên mới thành, mới trường tồn.
BÁN HÀNG CHO TÂY – CÂU CHUYỆN SAU LỜI TỪ CHỐI.
Trong đêm tối với những cái bánh cuối cùng chưa thể bán được, tôi lao thật nhanh về phía trước bằng những bước chạy để về kịp thời gian quy định. Nghĩ trong đầu, không lẽ mình không bán hết số bánh này trước khi đến nhà? Vừa dứt lời tôi thấy trước mặt có một quán nhậu vắng người. Còn một bàn duy nhất, tôi quyết tâm xả kho trước khi về nhà nên chạy ngay đến bàn mời khách với hơi thở dốc. Một bên là ông chủ, một bên là 2 vị khách đang trò chuyện với những ly bia cuối cùng, mồi thì sắp hết, trong vai là một sinh viên tôi bấm bụng mời nhưng gặt ngay sự từ chối của những vị khách.
Tôi cố tình nấn ná thêm chút xem các vị khách có đổi ý không và đương nhiên là không rồi, nhờ lúc nấn ná tôi nghe vị khách ngồi phía trong nói tiếng Anh và anh ấy hỏi vị khách là “What is he selling?” trong lúc vị khách đang loay hoay tôi trả lời.
Me: “I sale a kind of cake”Edward: “How it make?”Me: “It make from coconut and rice”Edward: “Is this sweet?”Me: “Yes, a little”Edward: “Opps, I don’t like sweet”Me: “Can you try it?”Edward: “No, I’m sorry.”Me: “Okay, you’re welcome.”
Sau cuộc đàm thoại cụt ngủn ấy thì Edward quay sang nói với vị khách cậu ta nói được tiếng anh kìa. Đúng rồi, cậu ấy là sinh viên có thể nói tiếng anh, sau đó tôi giới thiệu bản thân một chút và bất ngờ vị khách hỏi mua bánh, mặc dù tôi nghĩ chắc là không thể bán được. Sau đó tôi được Edward mời ngồi xuống bán trò chuyện, hỏi về đủ thứ từ quê quán, học hành, nơi ở và cả cái đầu tóc ngắn cũn của tôi. Tôi cũng biết anh ấy là giáo viên tiếng Anh cho các trường và trung tâm Tiếng Anh trong khu vực, đồng thời là kỹ sư xây dựng chuyên Autocad.
Anh chủ quán nãy giờ ngồi lắng nghe là chủ yếu chợt nói sôi nỗi hẳn lên, qua đó mới thấy anh tài nghệ đầy mình tiếng Anh, tiếng Trung, Tiếng Nhật và cả Tiếng Việt nữa :)) Chém như máy, tôi ngơ ngác một hồi rồi anh chủ quán kể về những ngày xưa của anh ấy lăn lộn trên đất Sài Gòn lập nghiệp đến làm công việc văn phòng rồi làm chủ và động viên tôi rất nhiều thứ nữa.
Mọi thứ khó khăn chỉ là chúng ta đang đi lên, khó khăn như một con dốc muốn lên đỉnh thì phải vượt qua. Nếu cảm thấy đang thoải mái đồng nghĩa với việc bạn đang tuột dốc. Hãy nhìn lại, cuộc sống không dễ dàng với những người thành công, sự thất bại luôn sẵn sàng nếu không nỗ lực vượt qua.