Bài viết nói về từ khóa 6 tầng nhận thức hay còn gọi là thay câu hỏi sẽ thay đổi cả cuộc đời chúng ta.
Ở đây gồm 6 tàng nhận thức như sau:
- Who else ( sứ mệnh – Tôi phục vụ ai ?)
- Who am I ( nhận dạng – Tôi là ai ?)
- Why ( Niềm tin – Tại sao)
- How ( Khả năng – làm thế nào)
- What ( Hành vi – cái gì)
- Where / When (môi trường – ở đâu, khi nào)
- Tầng trên cùng là Who Else nghĩa là sứ mệnh chúng ta là gì và chúng ta đang phục vụ ai?
- Tấng thứ 5 là Who am I nghĩa là tôi là ai, nhận dạng của chúng ta là người như thế nào?
- Tầng thứ 4 là Why nghĩa là niềm tin, giá trị của chúng ta tạo ra. Tại sao, tại sao phải làm điều đó, tại sao phải tạo ra những giá trị đó.
- Tầng thứ 3 là How nghĩa là khả năng, là làm như thế nào
- Tầng thứ 2 là What nghĩa là hành vi, là cái gì.
- Tầng thứ 1 nghĩa là Where/When nghĩa là môi trường, ở đâu, khi nào.
Với tầng 6 này thì nó tác động đến chúng ta như thế nào và chúng ta đặt câu hỏi với nó như thế nào?
Khi bạn là người lãnh đạo, là người ở top trên cùng của một doanh nghiệp, tổ chức một công việc kinh doanh thì bạn phải đặt những câu hỏi là Who Else, khách hàng của chúng ta là ai, chúng ta đang phục vụ ai.
Who am I là nhân dạng chúng ta là ai, chúng ta là người như thế nào đối với nhóm khách hàng đó.
Nếu bạn là ngườì quản lý thì bạn sẽ đặt câu hỏi là Why, tại sao phải làm những điều đó, làm những điều đó tạo ra những giá trị gì, giá trị tạo ra là những cái gì, niềm tin chúng ta đặt vào công việc kinh doanh này là cái gì và dự án này là cái gì.
Với câu hỏi How, chúng ta sẽ làm nó như thế nào, chúng ta triển khai dự án đó như thế nào để tạo ra được giá trị đó, để xây dựng niềm tin đó, cho khách hàng đó, và thể hiện nhân dạng của chúng ta.
Nếu bạn là công nhân, những người lao động thì bạn sẽ đặt câu hỏi là What, tôi nên làm cái gì, tôi làm cái gì, công việc của tôi là gì.
Với câu hỏi Where / When, tôi sẽ làm ở đâu và làm khi nào
Bạn thấy đó mỗi một câu hỏi sẽ ứng với 1 nhóm khách hàng khác nhau. ứng với một vị trí khác nhau.
Tại vì mỗi 1 tầng trong 1 tổ chức với 1 nhóm người họ sẽ có tầng nhận thức, tầng tư duy khác nhau. Thì khi đó họ sẽ đặt những câu hỏi khác nhau.
Nếu bây giờ bạn gọi một người công nhân đang làm lên phòng và đặt câu hỏi cho họ là khách hàng của chúng ta là ai, sứ mệnh của chúng ta là gì, chúng ta là ai thì họ sẽ không biết trả lời. Nếu họ có thể trả lời được thì họ có tố chất trở thành một nhà lãnh đạo.
Tương tự như vậy nhà quản lý họ tập trung vào những khâu quản lý, vận hành. Họ tập trung vào chữ Why và chữ How, cách làm như thế nào, quy trình làm như thế nào và tạo ra được những giá trị gì, họ có niềm tin như thế nào về doanh nghiệp.
Còn những người lãnh đạo dẫn dắt công ty thường đặt câu hỏi là Who Else, sứ mệnh của chúng ta là gì, chúng ta đang phụ vụ ai, chúng ta đang sống, chúng ta đang làm và chúng ta dành toàn bộ thời gian, công sức của chúng ta, toàn bộ tính mạng của chúng ta cho ai, người đó là người như thế nào.
How am I, chúng ta là gì đối với họ. How am I là nhận dạng chúng ta có những vị thế nào đối với khách hàng.
Ở đây hãy tập trung đặt câu hỏi, bạn có được câu trả lời như thế nào. Trả lời như thế nào và thường xuyên đặt câu hỏi đó.
Nếu bạn nghe được một lời nói của một vị giám đốc, một người là chủ của 1 doanh nghiệp, một người đứng đầu của một tổ chức thì họ thường xuyên đặt câu hỏi What, tôi nên làm cái gì, tôi nên ở đâu thì khi đó họ mặc dù vị trí họ ở cấp cao nhưng tư duy của họ ở mức thấp và dưới cùng.Thì doanh nghiệp của họ, công việc của họ sẽ cứ mãi lẩn quẩn ở chổ đó.
Nếu bạn là một người lãnh đạo, bạn là một người dẫn dắt, bạn là một người định hướng thì bạn hãy đặt câu hỏi ít nhất từ tầng 4 trở lên. Tại sao chúng ta phải làm như vậy, tại sao niềm tin, giá trị của chúng ta tạo ra, tại sao chúng ta làm ra những điều đó để chứng tỏ chúng ta là ai, nhận dạng chúng ta là người như thế nào, vị thế chúng ta là người như thế nào, khách hàng của chúng ta là ai.
Ở đây sẽ có 2 chìa khóa.
Chìa khóa thứ nhất là khi chúng ta muốn tìm hiểu cho rõ vấn đề thì chúng ta đi từ dưới đi lên.
Ví dụ: ở khu vực đó, ở thời điểm đó sẽ có điều gì sẽ xảy ra là Where, when, what và làm thế nào điều đó xảy ra được. tại sao những điều đó xảy ra ở đó, chúng ta sẽ nhìn nhận ra ở những thị trường, ở những khu vực khác nhau thì cái sự vận hành ở đó cũng sẽ khác đi, những hành động ở đó cũng khác đi và lý do họ làm điều đó cũng khác đi, thì lúc này chúng ta tìm thấy những cơ hội ở đó.
Tại sao họ làm điều đó, tại sao họ cần điều đó, tại sao họ mong muốn những điều đó và chúng ta sẽ là ai ở nới đó, khách hàng của chúng ta là ai trong nhóm khách hàng đó.
Bởi vì thị trường rất là rộng thì khách hàng của chúng ta là ai ở trong cái vũng lấy đó. Hãy chọn lấy một nhóm, xác định rõ ràng. Đó gọi là quá trình tìm kiếm, quá trình định hướng.
Chìa khóa thứ 2 là chúng ta đi từ trên đi xuống cho toàn bộ những tầng, những cấp ở trong doanh nghiệp của chúng ta, trong tổ chức của chúng ta, thậm trí chính chúng ta luôn định hướng rõ ràng ra, khách hàng của chúng ta là ai, chân dung của họ là người như thế nào, họ có đặt điểm như thế nào, họ có nhu cầu, mong muốn, khao khát như thế nào, họ có vấn đề gì.
Chúng ta là ai so với họ, nhận dạng chúng ta là gì, tại sao chúng ta phải làm điều đó, tại sao phải làm ngay bây giờ, tại sao là chúng ta không phải ai khác, chúng ta làm nó như thế nào, để thể hiện rằng chúng ta là ai, để tạo ra những giá trị, niềm tin đó và để phục vụ cho chính đối tượng khách hàng đó.
Để làm được những điều đó thì chúng ta cần những bước gì và bước gì. làm cái gì, ở đâu và khi nào. Đó chính là cái quá trình định hướng đi từ trên đi xuống
Chốt lại hãy xác định ở đây là chủ, ở đây là những người lãnh đạo. Bạn cũng là một người chủ, bạn làm chủ cuộc sống của bạn, bạn là chủ của bản thân mình, bạn làm chủ tất cả khả năng có ở trong người bạn.
Hãy thường xuyên đặt câu hỏi ở tầng 4 trở đi, tại sao chúng ta phải làm điều đó, tại sao lại là chúng ta, tại sao là phải bây giờ. Hãy đặt nhiều câu hỏi Why lên.
Chúng ta là ai, khách hàng của chúng ta là ai. Bạn sẽ có rất nhiều nhóm khách hàng nhưng mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc điểm khác nhau và với một nhóm khách hàng sẽ có nhân dạng khác nhau đối với họ.
Bạn có thể là chuyên gia Marketing, bạn có thể là một chuyên gia làm đẹp, bạn có thể là một chuyên gia về sức khỏe, bạn có thể là một chuyên gia về thể dục. Rất là nhiều nhưng với mỗi 1 chuyên gia đó bạn chỉ phục vụ cho một nhóm khách hàng.
Khi bạn đem một nhóm đặc điểm chuyên gia này của bạn đồng đặc điểm này, nhận dạng này của bạn đem đếm 1 nhóm khách hàng khác, họ chưa từng biết đến điều đó thì bạn chỉ là 1 người mới đối với họ mà thôi.
Chốt lại thường xuyên đặt câu hỏi Why, who am I , who Else.
Bình luận đã đóng.